1. Giúp bố mẹ hiểu hơn về bệnh thủy đậu
1.1. Thủy đậu là bệnh gì?
Thủy đậu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm trên da được gây ra bởi vi rút Varicella Zoster. Theo ghi nhận có hơn 90% người dân chưa được tiêm phòng vaccine có nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân ở đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ở người lớn, đặc biệt với phụ nữ có thai.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em rất phổ biến thường xuất hiện vào mùa xuân
Bệnh này có tốc độ lây truyền nhanh, truyền trực tiếp từ người này sang người kia. Con đường lây truyền bệnh thường qua không khí, người khỏe mạnh sẽ bị bệnh nếu mắc nước bọt từ bệnh nhân thủy đậu khi họ hắt hơi, ho,… Nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ bùng lên thành ổ dịch.
Ngoài ra, thủy đậu có thể lây từ vết thương bị bỏng khi chúng vỡ ra hoặc vùng da tổn thương, lở loét từ bệnh nhân thủy đậu. Đặc biệt, phụ nữ có thai bị thủy đậu có nguy cơ lây truyền cho thai nhi rất cao thông qua nhau thai.
1.2. Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Những dấu hiệu
bệnh thủy đậu được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: tương tự như những trường hợp nhiễm vi rút khác, bệnh nhân có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau mỏi cơ,… Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở trẻ em thường không có dấu hiệu cảnh báo bệnh.
- Giai đoạn phát bệnh: trên người bệnh nhân nổi những “nốt rạ”. Đặc điểm của nốt rạ này là kích thước nhỏ hình tròn xuất hiện trong khoảng 12 - 24 tiếng đồng hồ. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành các mụn nước, bóng nước. Những nốt rạ này có thể xuất hiện khắp cơ thể hoặc rải rác vài nơi. Số lượng trung bình ở bệnh nhân thủy đậu thường là 100 - 500 nốt.
Tiếp xúc trực tiếp các nốt mụn nước làm lây nhiễm thủy đậu
Trong nốt rạ có chứa vi rút thế nên khi tiếp xúc trực tiếp với dịch có trong nốt rạ sẽ bị lây nhiễm thủy đậu. Đối với trường hợp mụn nước tự khô biến thành vảy sẽ tự hết trong khoảng 4 - 5 ngày. Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường kéo dài trong vòng 5 - 10 ngày khiến các bé phải nghỉ học.
Cần lưu ý rằng, nếu không được kiểm soát và chữa trị đúng cách bệnh thủy đậu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng trên da, nhiễm trùng máu, xương/khớp, thậm chí là viêm phổi, viêm não,…
2. Bệnh thủy đậu gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Bệnh thủy đậu được xem là lành tính thế nhưng vẫn có khả năng gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp lúc. Một số biến chứng thường gặp như:
- Nhiễm trùng mụn nước, xuất huyết bên trong: tình trạng này dễ gặp ở trường hợp bệnh thủy đậu ở trẻ em do trẻ khó kiểm soát gây vỡ mụn nước hay bong tróc làm nhiễm trùng, nổi mủ và lở loét.
- Viêm não và viêm màng não: biến chứng dễ gặp ở người lớn và cả trẻ em. Biến chứng này thường gặp sau khi bóng nước nổi 7 ngày. Thế nhưng người lớn có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn trẻ em. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
- Viêm phổi thủy đậu: dễ mắc ở người lớn với các dấu hiệu như ho nhiều, thậm chí ho ra máu, đau tức ngực và khó thở.
- Thủy đậu chu sinh: biến chứng có ở phụ nữ mang thai. Nếu mẹ mắc thủy đậu trước hoặc sau khi sinh từ 2 - 5 ngày rất nguy hại đến thai nhi. Trẻ có thể lây nhiễm bệnh từ mẹ hoặc mắc khuyết tật, tử vong.
- Bệnh zona thần kinh: bệnh tuy đã khỏi thế nhưng vi rút thủy đậu vẫn còn bám ở rễ dây thần kinh. Nếu hệ thần kinh suy yếu, vi rút này sẽ hoạt động trở lại và gây nên bệnh zona thần kinh.
3. Bệnh thủy đậu ở trẻ em được ứng phó như thế nào?
Những gợi ý sau đây giúp các ông bố bà mẹ có thể chăm sóc trẻ đúng cách và giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh cũng như giúp bé mau khỏi bệnh:
- Trẻ em bị bệnh thủy đậu cần nằm phòng cách ly áp lực âm để ngăn ngừa lây nhiễm cho người lành. Sau khi xuất viện vẫn cần được cách ly đến khi khỏi bệnh hẳn.
- Người nuôi bệnh phải đeo khẩu trang N95 (đối với người chưa mắc thủy đậu) và đeo khẩu trang ngoại khoa (đối với người có tiền sử mắc bệnh hay đã tiêm ngừa thủy đậu). Khi đưa trẻ đến khám chuyên khoa hoặc thực hiện các thăm dò cũng cần đeo khẩu trang cho bé. Ngoài ra cần vệ sinh trước và sau khi chăm sóc cho bé.
- Sử dụng dung dịch xanh - methylen hay castellani bôi lên các mụn nước hoặc vết phỏng đã vỡ.
Sử dụng thuốc bôi các nốt thủy đậu cho trẻ
- Tuyệt đối không cho trẻ gãi khiến mụn nước và vây mủ ra vùng da lân cận. Tốt nhất nên cho trẻ đeo bao tay vải tránh tác động vào mụn nước.
- Kết hợp thuốc kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt cho bệnh nhân thủy đậu phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh sạch sẽ mũi họng mỗi ngày với nước muối sinh lí 0,9%.
- Cho trẻ mặc quần áo mềm mại, thấm mồ hôi và đặc biệt giữ vệ sinh da cho trẻ đề phòng biến chứng không mong muốn. Tắm cho trẻ bằng nước ấm và thay áo quần ngay trong phòng tắm.
- Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, lỏng dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Đặc biệt, cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc nước trái cây.
- Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng biệt với khăn, ly, muỗng, đũa,…
- Tránh tiếp xúc với khu vực đông người để ngăn ngừa lây nhiễm.
- Hạn chế ra gió vì cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và làm cho bệnh ngày càng tồi tệ hơn.
4. Cách phòng tránh bệnh thủy đậu
Hiện nay, y học đã cung cấp loại vắc xin ngăn ngừa thủy đậu hiệu quả. Đặc biệt, trẻ nhỏ cần phải được tiêm ngừa bệnh thủy đậu. Bố mẹ có con nhỏ cần theo dõi và cho trẻ tiêm ngừa theo đúng lịch:
- Mũi 1: thực hiện khi trẻ được 1 tuổi
- Mũi 2:
- Từ 1 đến 13 tuổi: sau khi tiêm mũi 1 ít nhất là tháng.
- Sau 13 tuổi: sau khi tiêm mũi 1 ít nhất là 30 ngày.
Tiêm ngừa thủy đậu là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Đối với trường hợp chưa tiêm ngừa bệnh thủy đậu mà tiếp xúc với bệnh nhân mắc thủy đậu phải đi tiêm ngừa ngay trong vòng 3 ngày. Lưu ý không được sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc chạm vào mụn nước của người mắc thủy đậu.
Bệnh nhân thủy đậu phải được cách ly với những người trong gia đình và cộng đồng. Phòng ở của bệnh nhân thủy đậu phải được vệ sinh sạch sẽ với dung dịch tẩy rửa.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách. Bố mẹ hãy chăm sóc cho trẻ cũng như bản thân thật kỹ lưỡng tránh nguy cơ lây nhiễm.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có khả năng bùng phát thành dịch. Bệnh có tính chất lành tính, thường được theo dõi và điều trị tại nhà, tuy nhiên cũng có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng nhất là đối với trường hợp thủy đậu ở trẻ em. Chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào để tránh những biến chứng xảy ra?
1. Tìm hiểu chung về bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu do virus có tên Varicella Zoster gây ra, bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân kéo dài sang hè. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với dịch trên nốt phỏng hay qua đường hô hấp.
Bệnh xuất hiện với các triệu chứng sau:
- Khởi phát: Giống như với những trường hợp nhiễm các loại virus khác người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.
- Khi phát bệnh: Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Những nốt này có đặc điểm là nốt nhỏ tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Nốt rạ có chứa virus nên khi tiếp xúc với dịch trong nốt rạ này sẽ lây nhiễm cho người lành. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học.
2. Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Khi trẻ bị thủy đậu cần được phát hiện sớm nhằm cách ly và có hướng chăm sóc đúng cách tránh những biến chứng của bệnh. Bệnh thường lành tính nhưng đôi khi gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan,... thậm chí tử vong. Vì vậy, để việc điều trị cho trẻ bị thủy đậu đạt hiệu quả cần kết hợp với một chế độ chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu:
- Vì là bệnh có thể lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Nên cho trẻ nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
- Trường hợp bất kỳ ai tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu đều phải đeo khẩu trang tránh lây nhiễm. Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.
- Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Đối với trẻ nhỏ nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch. Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng.
- Lưu ý để nốt phỏng tự vỡ, tránh làm vỡ các nốt phỏng vì sẽ để lại sẹo và dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ
- Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, uống nhiều nước.
- Vệ sinh vùng mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, vùng da xung quanh tấy đỏ.
- Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.
3. Trẻ bị thủy đậu kiêng gì?
Một số thức ăn nên kiêng khi bị thủy đậu:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá bổ dưỡng
- Thức ăn cay nóng như các loại gia vị gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế....
- Các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, các loại hải sản
- Trái cây có tính nóng như mận, đào, vải, nhãn...
4. Phòng tránh bệnh thủy đậu
Hiện nay đã có vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, nên cho trẻ chủ động tiêm phòng nhằm tránh lây nhiễm trong các đợt dịch bệnh thủy đậu.
Lịch tiêm phòng với từng độ tuổi trẻ như sau:
- Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm liều 1 và liều thứ 2 nên cách liều thứ nhất ít nhất là 6 tuần hoặc có thể tiêm liều thứ 2 khi trẻ 4-6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh.
- Đối với trẻ trên 13 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau ít nhất là 6 tuần.
Khi trẻ bị thủy đậu cần được phát hiện sớm nhằm cách ly và có hướng chăm sóc đúng cách tránh những biến chứng của bệnh. Bệnh thường lành tính nhưng đôi khi gây ra những biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy nên chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin, đặc biệt là phụ nữ chuẩn bị muốn mang thai nên tiêm phòng thủy đậu vì khi mang thai mắc bệnh thủy đậu có thể trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.