Phát ban ở trẻ em: Bố mẹ đừng phát hoảng
Phát ban ở trẻ em: Bố mẹ đừng phát hoảng
Phát ban ở trẻ em: Bố mẹ đừng phát hoảng
Phát ban ở trẻ em: Bố mẹ đừng phát hoảng
Đột nhiên bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa khiến con gãi liên tục, thậm chí khóc, quấy. Phát ban ở trẻ đa phần không đáng lo ngại nhưng cũng có trường hợp, bạn phải đưa bé đi khám ngay.
Trẻ bị phát ban, nổi mẩn đỏ khắp người khiến mẹ lo lắng khôn nguôi. Thế nhưng, những lúc thế này, bạn cần bình tĩnh, theo dõi triệu chứng của bé và xác định nguyên nhân chính xác. Nguyên nhân phát ban ở trẻ là gì? Điều trị ra sao và phòng ngừa như thế nào. Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ dưới đây.
Đừng hoảng khi thấy trẻ phát ban
Phát ban là hiện tượng
bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa. Có thể bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng cũng có trường hợp chỉ bị nổi ở một phần cơ thể như bé bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân… Nốt ban có thể nhỏ bằng đầu đũa hoặc kết lại thành từng mảng có kích cỡ bằng một chiếc đĩa ăn.
Nguyên nhân chủ yếu gây phát ban ở trẻ em là do dị ứng với:
- Thuốc, thực phẩm, phấn hoa và các chất kích thích vật nuôi
- Côn trùng cắn hay đốt, đặc biệt là từ ong vàng, muỗi, ve và bọ chét
- Cây tầm gửi độc, kim loại từ đồ trang sức, nước thơm và xà phòng.
Để biết chính xác nguyên nhân, bạn nên đưa trẻ đi khám. Nếu trường hợp bị dị ứng, bác sĩ sẽ tiêm kháng thể để hình thành kháng nguyên đi vào cơ thể và tạo ra sự miễn dịch.
Triệu chứng phát ban ở trẻ nhỏ
Có 2 loại phát ban là cấp tính hoặc mạn tính. Phát ban cấp tính ở trẻ em đa phần là do dị ứng. Còn phát ban mạn tính (kéo dài hơn sáu tuần) hiện tại vẫn đang được nghiên cứu để tìm ra phương pháp chữa trị tuy nhiên bệnh này rất hiếm gặp ở trẻ em.
Bé bị nổi ban đỏ có xuất hiện trong vòng vài phút hoặc vài giờ. Sau một ngày, các nốt mẩn đỏ có thể biến mất. Đôi khi các nốt mẩn đỏ ban đầu mờ dần, rồi những nốt khác nổi lên và kéo dài trong vài ngày.
Khi bé bị phát ban, những đốm đỏ lúc đầu sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó bạn sẽ thấy mặt bé bị nổi mẩn đỏ, rồi lan dần xuống ngực bụng và toàn thân. Phát ban có thể xuất hiện ở tất cả các bộ phận (hoặc giới hạn ở một điểm). Khi ban có dấu hiệu lan rộng là do trẻ gãi làm phóng thích thêm nhiều chất histamin tương tự quá trình phát ban.
Ngoài ra, bé bị nổi mẩn đỏ còn có thể đi kèm với tình trạng phù mạch, sưng dưới da, khiến
mí mắt và đôi môi sưng lên. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng có thể làm nghẽn
đường hô hấp. Nếu bé có
triệu chứng khó thở,
tức ngực, sưng cổ họng, thở khò khè, bạn nên đưa bé đi khám ngay.
Điều trị phát ban ở trẻ như thế nào?
Khi trẻ bị nổi ban đỏ khắp người, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể cho trẻ dùng
thuốc kháng histamine để điều trị. Còn để giảm bớt ngứa, bạn có thể mua kem cortisone (0,5 hoặc 1%) để bôi cho trẻ, cùng với gạc lạnh đắp vào các khu vực da bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp bé bị phát ban đi kèm với
phù mạch, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống
steroid hoặc thuốc kháng histamin để giảm sưng. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm
epinephrine để nhanh chóng làm xẹp chỗ sưng.
Trong hầu hết các trường hợp, phát ban sẽ biến mất trong vòng 24 giờ nhất là những ban chỉ nổi ở một vùng nhỏ trên cơ thể. Bạn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được chữa trị kịp thời nếu chứng phát ban có dấu hiệu nặng thêm như nổi khắp cơ thể, ngứa nhiều và sưng phù.
Ngăn ngừa chứng phát ban ở trẻ như thế nào?
Điều đầu tiên mẹ nên làm là hỏi xem trẻ đã tiếp xúc với đồ vật gì để có phương pháp điều trị. Vật có thể là một loại thực phẩm mới, đồ trang sức mới… Sau đó, bạn hãy kiểm tra dị ứng trên da. Nếu nguyên nhân do một chất gây dị ứng thì nên cho bé tránh xa hoàn toàn để không lặp lại tình trạng trên.
Đối với trẻ em, ngoài phát ban do dị ứng, sốt phát ban cũng là một bệnh lý rất thường gặp. Phát ban hay sốt phát ban ở trẻ em cần được kiểm soát kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bé. Hy vọng bài viết trên có thể phần nào giải tỏa nỗi
lo âu của bố mẹ khi con mắc phải tình trạng tương tự nhé.