Tùy theo loại virus mà trẻ nhiễm phải sẽ có thêm các triệu chứng đặc trưng khác như là:
- Nếu nguyên nhân do virus đường tiêu hóa, trẻ sẽ có thêm các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, trẻ đi ngoài, phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Các triệu chứng này thường xuất hiện muộn hơn, sau khi sốt vài ngày.
- Trẻ có biểu hiện chảy nước mắt, mắt đỏ, có nhiều ghèn và rất nhạy cảm với ánh sáng.
- Nếu nguyên nhân do virus sốt xuất huyết, trẻ sẽ có biểu hiện chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hay xuất huyết ngoài da,...
- Có trường hợp trẻ bị nổi ban hoặc bọng nước. Ban đỏ thường xuất hiện sau khi sốt 2 - 3 ngày, khi này triệu chứng sốt đã giảm.
-
2. Trẻ bị sốt virus bao lâu thì khỏi?
Do cơ thể trẻ chưa có đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, nên có rất nhiều trẻ phải vào viện điều trị vì sốt virus trong những ngày hè. Bình thường, trong cơ thể vẫn luôn có những virus ký sinh trong đường hô hấp, tiêu hóa,... khi gặp các điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển mạnh và gây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rầm rộ trong 3 - 5 ngày, sau đó sẽ giảm dần, sau 7 - 10 ngày sẽ khỏi hẳn khi được điều trị đúng cách.
Sốt virus ở trẻ em do nhiều nhiều virus khác nhau gây ra
-
3. Sốt virus ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sốt virus ở trẻ em thường không nguy hiểm, khi được điều trị tích cực, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm
Tuy nhiên diễn biến của bệnh sốt virus nhanh, nếu trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời, hoàn toàn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
4. Trẻ bị sốt virus uống thuốc gì?
Sốt virus ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh không? Nhiều phụ huynh khi thấy con bị sốt, liền cho con uống thuốc kháng sinh. Việc làm này hoàn toàn không tốt, bởi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, mà không có khả năng tiêu diệt virus. Chính vì vậy khi trẻ bị sốt virus, không có bội nhiễm thì không cần sử dụng thuốc kháng sinh.
Khi trẻ bị sốt virus, không có bội nhiễm thì không cần sử dụng thuốc kháng sinh
Điều trị sốt virus chủ yếu là điều trị triệu chứng, bởi hầu hết các bệnh do virus gây ra đều chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dưới đây là cách xử trí khi trẻ bị sốt virus:
Cho trẻ nằm trong phòng thoáng mát, không để gió lùa, đồng thời không nên để nhiệt độ phòng quá thấp so với nhiệt độ cơ thể trẻ.
Theo dõi nhiệt độ của trẻ: sử dụng cặp nhiệt độ ở nách hoặc ở hậu môn. Khi cặp nhiệt độ ở nách, phải giữ nhiệt kế trong nách tối thiểu 3 phút, cánh tay của bé đặt sát vào ngực. Khi trẻ bị sốt cần phải hạ sốt bằng cách:
- Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Thuốc thường được sử dụng là Paracetamol với liều dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/ lần, các lần cách nhau từ 4 - 6 giờ.
- Bố mẹ có thể chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, thường xuyên lau khô mồ hôi, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát. Khi trẻ đang sốt cao cần cởi bớt quần áo và bỏ bớt chăn ra.
- Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ C, lau người cho trẻ bằng nước ấm. Dùng khăn sạch, mềm, nhúng vào nước ấm, vắt bỏ bớt nước rồi lau khắp mình trẻ, đặc biệt ở vùng nách và bẹn, cho tới khi nhiệt độ xuống 37 độ C.
- Lưu ý: tuyệt đối không được chườm nước lạnh bởi nước lạnh sẽ gây co mạch ngoại vi, làm cho sốt cao thêm.
-
Chống co giật: Khi trẻ sốt cao rất có thể bị co giật, đây là một tình trạng nguy hiểm, có thể để lại di chứng về sau. Bởi vậy khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, bác sĩ có thể sẽ cho trẻ sử dụng thuốc chống co giật, đặc biệt là với những trẻ đã từng bị co giật khi sốt cao trước đây.
Cần bù nước và điện giải cho trẻ: Khi sốt cao, ra nhiều mồ hôi, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, nên cần phải bù lại cho trẻ. Với những trẻ vẫn còn bú, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, cho trẻ bú nhiều lần trong ngày. Với các trẻ không còn bú, cho trẻ uống Oresol theo chỉ dẫn.
Thực hiện các biện pháp chống bội nhiễm: Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé, sử dụng Natri clorid 0,9 % để nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ, phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Chế độ dinh dưỡng: khi bị sốt virus, trẻ thường có biểu hiện chán ăn, nên các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nên lựa chọn các món ăn loãng, dễ ăn như cháo, súp,.. Ngoài ra cần cho trẻ uống thêm các loại nước hoa quả như nước cam, nước chanh,... để tăng cường sức đề kháng.
Vệ sinh: bố mẹ cần vệ sinh cơ thể cho trẻ một cách sạch sẽ, sử dụng nước ấm để tắm rửa cho trẻ trong phòng kín, tránh gió lùa.
Do sốt virus là bệnh dễ lây, nên khi trẻ có biểu hiện bệnh cần cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là các trẻ khác cho tới khi khỏi bệnh.
5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Các bậc phụ huynh cần theo dõi trẻ thường xuyên, đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là khi sốt trên 39 độ C mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường.
- Trẻ có biểu hiện lơ mơ, ngủ li bì.
- Trẻ xuất hiện hiện tượng co giật.
- Trẻ bị đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn và nôn khan nhiều lần.
- Trẻ bị sốt trên 5 ngày.
-
Khi trẻ có một trong số các biểu hiện trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay, để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Tóm lại, sốt virus ở trẻ em có thể khỏi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp sốt virus có bội nhiễm vi khuẩn, đồng thời việc dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Mọi người tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sốt virus khi không có chỉ định của bác sĩ.
Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,.... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.