Sự thay đổi đột ngột của thời tiết và độ ẩm trong tháng 5 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi nảy nở. Đây là lúc các bệnh hô hấp và bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát, nhất là đối với trẻ nhỏ vì sức đề kháng còn kém, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.
Trẻ dễ mắc các bệnh dịch vào tháng 5
Dưới đây là các bênh dịch thường gặp và bùng phát ở trẻ nhỏ mẹ cần lưu ý để có thể phòng tránh và bảo vệ trẻ một cách toàn diện vào thời điểm tháng 5 này nhé!
1. Viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp ở trẻ em là bệnh thường gặp với tỉ lệ 30-50%. Bệnh này ở trẻ em thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, môi trường nóng, lạnh đột ngột và ô nhiễm.
Triệu trứng của bệnh là trẻ thở khò khè, khó thở, đau ngực, mệt mỏi quấy khóc và lười ăn, ăn hay nôn, ói. Để phòng tránh bệnh cho trẻ, cha mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng cho bé đúng cách. Ngoài ra, cha mẹ nên học cách sử dụng điều hòa hợp lý. Không xối thẳng quạt vào người, vào mặt của bé, mà chỉ để quạt xoay xung quanh. Không nên cho bé ăn đồ ăn thức uống lạnh.
Cũng cần chú ý bù đủ nước mất cho cơ thể, cung cấp nhiều vitamin từ trái cây, rau tươi để tăng cường sức đề kháng.
2. Sốt virus
Vào tháng 5 thời điểm chớm hè, dù thời tiết đã ấm lên tuy nhiên vẫn có những đợt lạnh cuối mùa, làm cơ thể trẻ không kịp thích nghi nên trẻ dễ lên cơn sốt, có thể trẻ bị sốt khi đang chơi đùa, do đó cần thường xuyên theo dõi trẻ. Phát hiện trẻ bị sốt cần mặc quần áo mỏng, nhanh chóng hạ sốt khi trẻ sốt cao (39 độ C, nhiệt kế kẹp nách) , bù nước nếu không trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, cộng với thân nhiệt cao sẽ dẫn tới các biến chứng như: Co giật, hôn mê, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng...
3. Tiêu chảy
Thời tiết chuyển sang nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật phát triển, trong đó có nhiều loại vi sinh vật là tác nhân gây tiêu chảy như vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn tả hoặc virus, nấm... Tiêu chảy có thể tấn công bất kỳ đối tượng nào nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Để phòng tránh tiêu chảy, nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Hoa quả cần rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn, không ăn thực phẩm kém chất lượng.
4. Bệnh sốt xuất huyết
Thời tiết giao mùa xuân hè cũng là thời điểm cho nhiều dịch bệnh bùng phát trong đó có dịch sốt xuất huyết. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2015, Việt Nam ghi nhận hơn 88.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh. Riêng tại Hà Nội ghi nhận hơn 15000 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong năm 2015.
Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết vào thời điểm tháng 5
Triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết giống như cúm, kéo dài từ 2-7 ngày, thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Sốt xuất huyết nhẹ có các biểu hiện như sốt cao kèm theo các triệu chứng đau đầu; nhức sau hốc mắt; buồn nôn, nôn; sưng hạch bạch huyết; đau mỏi cơ, xương hay khớp; phát ban. Nếu không được chữa trị bệnh sốt xuất huyết có thể để lại nhiều biến chứng và dẫn đến tử vong.
Để phòng tránh sốt xuất huyết vào thời điểm giao mùa xuân hè, cần diệt muỗi, giữ môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng và luôn ngủ trong màn.
5. Bệnh tay chân miệng
Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay - chân - miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, dễ lây lan vì trẻ có ít kháng thể hơn người lớn và ít khả năng miễn dịch khi tiếp xúc. Đây là một bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.
Bệnh tay, chân và miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Bệnh có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời. Bệnh này thường xuất hiện trong mùa hè ở trẻ em với triệu trứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát có thể xuất hiện trong miệng hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có triệu chứng sốt nhẹ ban đầu, kèm theo đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Trong miệng trẻ có thể có những vết loét đỏ như lở miệng (chủ yếu ở vòm miệng, trong môi, lưỡi). Những vết phát ban dạng phỏng nước còn xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông của trẻ.
Trường hợp trẻ bị nặng có thể dẫn đến lừ đừ, run các chi, rung giật cơ, nhịp tim mạch nhanh, thở nhanh... Trẻ bị tay chân miệng cần được đưa đi khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Bộ Y Tế khuyến cáo chủ động phòng chống các dịch bệnh tháng 5 cần được tư vấn và đưa trẻ đến các cơ sở ý tế tiêm vắc xin phòng các bệnh như: Cúm, thủy đậu, rubela...
Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, nhiều hoa quả giúp cơ thể tăng cười dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Ngoài ra, đối với trẻ ăn dặm, sức đề kháng còn yếu chưa có khả năng kháng bệnh, các mẹ cần chú ý tăng cường hệ miễn dịch cho bé nhờ các sản phẩm hỗ trợ có thành phần xuất xứ tự nhiên, an toàn và phù hợp với bé.