TÂM LÝ TRẺ TUỔI MẪU GIÁO (3 – 6 TUỔI)
Tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước. Kèm theo với sự hình thành những phản xạ có điều kiện tăng nhanh. Và hệ thống tín hiệu ngôn ngữ ở trẻ phát triển mạnh.
BIỂU HIỆN TRONG TÂM LÝ TRẺ TUỔI MẪU GIÁO (3 -6 TUỔI).
– Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là trò chơi: Sắm vai theo chủ đề. Thông qua trò chơi, trẻ mô phỏng lại những mối quan hệ giữa người với người. Cùng với những chuẩn mực xã hội mà nó tiếp thu được trong đời sống. Nhờ đó, trẻ phát triển nhân cách của mình với tư cách là thành viên của xã hội.
VD: trẻ chơi trò bán hàng, có phân vai rõ ràng giữa người mua và người bán. Trong sự mô phỏng của trẻ không có khái niệm mua gian bán lận. Mọi thứ đều diễn ra theo chuẩn mực mà trẻ tiếp thu được…
– Trong suốt tuổi mẫu giáo, tư duy trực quan – hình tượng phát triển mạnh mẽ trong trẻ. Cùng với đó là sự hình thành lối tư duy mang tính suy luận ở trẻ. Những suy luận của trẻ giai đoạn này gắn chặt với hành động. Nó bị chi phối bởi cảm xúc chủ quan, chưa xác đáng.
– KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 3:
Khủng hoảng tuổi lên 3 xuất hiện là tiền đề cho sự hình thành ý thức và sự độc lập của trẻ. Trẻ theo dõi người lớn hành động và thử làm cái gì mà nó nhìn thấy. Từ 3 tuổi, biểu hiện về cái tôi của trẻ đã hình thành.Trong suốt giai đoạn mẫu giáo, cái tôi phát triển mạnh và dần trở thành ý thức về bản thân. Đây có thể coi là đặc điểm tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo đặc trưng nhất. Trẻ một mặt muốn tách mình ra khỏi người lớn. Mặt khác, lại muốn bắt chước cách cư xử như người lớn.
Tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo: Trẻ học theo hành động của người lớn
VD: Giai đoạn này, trẻ muốn tự chọn đồ chơi, tự quyết định mình mặc quần áo màu gì. Chúng bắt chước người lớn cách nhặt rau, quét nhà,…
RỐI NHIỄU TÂM LÝ TRẺ TUỔI MẪU GIÁO (3-6 TUỔI)
– Ở trẻ có thể xuất hiện cảm giác tự ti, mặc cảm tội lỗi, xa lánh mọi người nếu môi trường giáo dục không tốt, hoạt động bị kiềm chế
.– Xuất hiện mặc cảm Ơđip: Trẻ gái thường có xu hướng thích chơi và yêu quý bố hơn. Và ngược lại, trẻ là nam có xu hướng quấn mẹ hơn.
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÂM LÝ TRẺ TUỔI MẪU GIÁO (3-6 TUỔI)
– Tuổi mẫu giáo, trẻ phải đối mặt với khủng hoảng tuổi lên 3. Thể hiện bằng cách: chống đối người lớn khi người lớn độc đoán, hạn chế tự do, độc lập của trẻ.
Nếu người lớn biết khuyến khích tính độc lập của trẻ một cách hợp lý thì những khó khăn trong quan hệ giữa trẻ và người lớn sẽ dần được khắc phục. Khủng hoảng sẽ nhanh chóng qua đi.
Tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo: Trẻ có biểu hiện chống đối người lớn
– Hướng trẻ vào trò chơi sắm vai theo chủ đề để tạo sự đa dạng trong đời sống tâm lý của trẻ tuổi mẫu giáo. Qua đó giúp trẻ học được quy tắc, chuẩn mực xã hội thông qua hoạt động vui chơi.
– Bầu không khí vui vẻ giúp trẻ tự tin, cởi mở hơn. Xóa bỏ mặc cảm Ơđíp.
Như vậy, không quá khó để hiểu được tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo. Chúng ta thường nghĩ rằng hành động chống đối của trẻ là sự hỗn láo. Tuy nhiên nó là một diễn biến tâm lý bình thường trong giai đoạn này của trẻ. Khi đã hiểu được tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo, chúng ta sẽ biết cách khuyến khích trẻ thể hiện tính độc lập một cách hợp lý. Đồng thời, khuyến khích trẻ, chơi cùng với trẻ. Để thông qua đó nâng cao nhận thức, giáo dục hành vi của trẻ.